“Ho CPR” – Huyền thoại nguy hiểm trong cấp cứu tim mạch

Cơn đau tim hoặc hội chứng mạch vành cấp là một rối loạn tim nghiêm trọng xảy ra do tắc nghẽn dòng máu đến cơ tim. Hồi sức tim phổi (CPR) là một biện pháp sơ cứu dành cho những người gặp phải ngừng tim và/hoặc ngừng thở. Gần đây, trên mạng xã hội thông tin “Làm thế nào để sống sót khi bị đau tim một mình” đã lan truyền, trong đó đề cập rằng bệnh nhân có thể tự cứu mình bằng cách ho mạnh và liên tục khi bị đau tim, đột quỵ. Kỹ thuật này thường được gọi là “ho hồi sức tim phổi” (ho CPR). Thực hư hiệu quả của kỹ thuật này như thế nào? nó có thực sự cứu bạn thoát khỏi tình trạng nguy hiểm khi gặp vấn đề về nhồi máu cơ tim, đột quỵ không? Cùng DUPOMA tìm hiểu nhé!

Lịch sử ra đời của kỹ thuật “ho hồi sức tim phổi – ho CPR”

Hồi sức tim phổi tự thực hiện thông qua ho gây nén tim lần đầu được công bố bằng nghiên cứu của J. Michael Criley cộng sự thuộc Đại học California đăng trên JAMA năm 1976. Rung thất (VF) dạng phổ biến nhất của ngừng tim đột ngột tử vong. Nếu được điều trị kịp thời, rối loạn nhịp chết người này thể đảo ngược an toàn. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp VF xảy ra không người chuyên môn y tế chứng kiến, dẫn đến tử vong cao. Tại phòng thông tim, khi rung thất xảy ra do thao tác catheter hoặc do tiêm chất cản quang vào tim hoặc động mạch vành, rối loạn nhịp thường được phát hiện ngay, với ép tim ngoài sốc điện, đa số bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Trong vòng 4 năm, nhóm nghiên cứu ghi nhận 8 trường hợp VF trong quá trình chụp mạch vành. Trong 3 trường hợp, bệnh nhân duy trì được ý thức bằng cách ho mạnh theo nhịp, đóng vai trò như “ép tim tự thực hiện” cho đến khi sốc điện được thực hiện.

Phương pháp

  • Kỹ thuật chụp mạch vành được thực hiện qua động mạch đùi.
  • Điện tâm đồ áp lực đầu catheter được theo dõi liên tục.
  • Sau khi tiêm chất cản quang, bệnh nhân được yêu cầu ho nhiều lần, đặc biệt nếu xuất hiện chậm nhịp tim hoặc tụt huyết áp.
  • Nếu xảy ra VF, bệnh nhân được yêu cầu ho mạnh mỗi 1–3 giây, trong khi chuẩn bị sốc điện.
  • Áp lực động mạch chủ được đo ghi lại liên tục cùng với điện tâm đồ

Kết quả

  • Tất cả bệnh nhân đều sống sót xuất viện.
  • Trung bình áp lực tâm thu do ho gây ra 139,7 ± 3,8 mmHg, cao hơn hẳn so với 60,7 ± 5,1 mmHg của ép tim ngoài (p < 0,001).
  • 3 bệnh nhân duy trì ý thức bằng ho nhịp nhàng trong 24, 29 39 giây.
  • Một số bệnh nhân bị gãy xương sườn đau kéo dài sau ép tim ngoài, nhưng không biến chứng nào liên quan đến ho CPR.

Thảo luận

chế:

Một cơn ho được tạo ra bằng cách đóng thanh môn, sau đó sự co mạnh của các hấp (hoành liên sườn), làm tăng nhanh áp lực trong lồng ngực. Kết quả luồng không khí được đẩy ra dữ dội khi thanh môn mở lại. tim nằm trong khoang ngực, cũng chịu ảnh hưởng từ sự tăng áp lực đột ngột này, tương tự như phổi. Người ta cho rằng lực nén này đẩy máu về phía trước nhờ vào sự hiện diện của các van tim. Mặc toàn bộ buồng tim các mạch lớn đều chịu sự thay đổi áp lực trong lúc ho, van động mạch chủ còn hoạt động tốt trương lực mạch ngoại vi sẽ giúp duy trì áp lực cao trong động mạch chủ giữa các lần ho.

Trong khi đó, ép tim ngoài lồng ngực thông thường cũng làm tăng áp lực nhĩ lên gần bằng với áp lực động mạch chủ trong lúc nén ngực.

Tuy nhiên, sự hiện diện của sóng mạch động mạch không nhất thiết chứng minh rằng máu đã được đẩy về phía trước. Trong các trường hợp này, không nỗ lực đo cung lượng tim trong rung thất. Nhưng việc duy trì trạng thái tỉnh táo đến 39 giây sau khi bắt đầu rung thất cho thấy dòng máu lên não đã đủ để giữ ý thức.

Ưu điểm so với ép tim ngoài:

  • Tự thực hiện, giúp nhân viên y tế chuẩn bị sốc điện.
  • Không cần bề mặt cứng, phù hợp với bất kỳ thế nào.
  • Không gây chấn thương lồng ngực hay ảnh hưởng van tim nhân tạo.
  • Mỗi cơn ho đều bao gồm một nhịp hít vào, đảm bảo oxy hóa.

Hạn chế:

  • Không phải ai cũng ho hiệu quả (béo phì, thoát vị rốn…).
  • Cần được thực hiện ngay trước hoặc ngay sau khi VF bắt đầunếu mất ý thức rồi thì không thể ho được.
  • Không phù hợp cho tình huống ngừng tim không được giám sát.

Kết luận

  • Ho nhịp nhàng mỗi 1–3 giây thể duy trì ý thức đến 39 giây trong các trường hợp rung thất được giám sát.
  • Áp lực máu tạo ra từ ho cao hơn ép tim ngoài.
  • Kỹ thuật nên được hướng dẫn trước cho bệnh nhân nguy cao, đặc biệt trong thủ thuật xâm lấn.
  • tiềm năng ứng dụng hạn chế trong đơn vị chăm sóc tim mạch (CCU), nhưng không được khuyến nghị cho cộng đồng nói chung.

Những trao đổi của các chuyên gia và nhận xét về nghiên cứu mà DR. CRILEY đã báo cáo

Tiến ROBERT WHALEN (Durham):

Tôi cho rằng đây một dụ tuyệt vời về việc quan sát lâm sàng kinh điển được đưa vào phòng thí nghiệm để từ đó chứng minh được sinh học nền tảng phía sau hiện tượngTôi muốn chia sẻ với quý vị một cách giải phần “ít bác học” hơn từ bác Sones, ông đã nói với tôi để giải thích do sao ông yêu cầu bệnh nhân ho sau khi tiêm thuốc cản quang. Tôi nghĩ Mike (Criley) chắc hẳn biết câu chuyện này cả anh ấy tôi đều từng làm việc cùng bác Sones trong phòng thí nghiệm của ông ấy. 

Nhiều năm trước, khi tôi đến quan sát kỹ thuật của bác Sones, sau mỗi lần tiêm vào động mạch vành, ông đều nói với bệnh nhân: Bây giờ ho đi, ho đi, ho đi.” Sau khi chứng kiến 7 hoặc 8 ca như vậy trong một ngày, liên tục nghe ông ấy lặp lại câu ra lệnh này, tôi không hiểu do sao ông lại làm vậy. Bác Sones nói rằng quyết định yêu cầu bệnh nhân ho bắt nguồn từ một trải nghiệm nhân của ông nhiều năm trước, khi đang làm việc với thiết bị X-quang mới, yêu cầu bệnh nhân phải nằm một tầng, còn máy X-quang gương quan sát đặt tầng dướiÔng sẽ đặt catheter vào buồng tim phù hợp, rồi leo xuống cầu thang hoặc thang gỗ xuống tầng dưới để bật máy theo dõi hình ảnh. Một ngày nọ, sau khi đặt catheter vào thất trái bật máy tiêm, ông thấy catheter bật ra khỏi thất trái, trôi vào gốc động mạch chủ, rồi vào động mạch vành trái, cuối cùng bơm một lượng lớn thuốc cản quang trực tiếp vào nhánh xuống trước trái (LAD)Ông kinh hoàng khi thấy một lượng lớn thuốc nhuộm được tiêm trực tiếp vào động mạch vành, tức tốc chạy lên tầng trên để xem phản ứng của bệnh nhân. Nhưng khi đến nơi, điều duy nhất ông thấy bệnh nhân đang… ho, không bất kỳ phản ứng sinh bất thường nào xảy ra cả

Từ trải nghiệm đó, bác Sones tin rằng hành động ho đã giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi những tác động hại của việc tiêm thuốc cản quang vào động mạch vành, từ đó về sau, ông luôn yêu cầu tất cả bệnh nhân của mình phải ho ngay sau khi tiêm vào động mạch vành.

DR. IRVING WRIGHT (New York):

Tôi nhận thấy phương pháp này ưu điểm ràng khi bệnh nhân đã được theo dõi chặt chẽ, đầy đủ với các thiết bị giám sát. Nhưng nếu giả sử bệnh nhân không bị vướng các thiết bị cả, thì với hiểu biết của anh hiện nay, anh sẽ chọn cách nào đầu tiên? Liệu anh sẽ bắt đầu bằng phương pháp ép ngực trước ngực – thể gây gãy xương sườn – hay chọn cách ho nhẹ nhàng không gây tổn thương?

DR. CRILEY trả lời

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, chúng tôi sẽ yêu cầu ho. Nếu họ ho hiệu quả giữ được ý thức, thì chúng tôi sẽ tập trung toàn bộ vào việc chuẩn bị máy khử rung, hoặc bật điện tâm đồ để xem tình trạng. Tôi chưa đề cập phần trình bày, nhưng sẽ nêu trong bài viết chính thức: chúng tôi ghi nhận một số trường hợp gãy xương sườn khi thực hiện ép ngực CPR, còn các bệnh nhân được hướng dẫn ho thì không biến chứng nào cả.

DR. ARNOLD WEISSLER (Detroit):

Tôi xin chúc mừng Mike với bài trình bày rất thú vị. lẽ chúng ta thể gọi kỹ thuật này là “cough desyncope” (ho chống ngất). thể “trái tim nhân tạo ngoài” ta tìm kiếm bấy lâu nay thực ra nằm ngay trong lồng ngực. Tôi tự hỏi liệu ta thể dùng hoành hoặc thành ngực để duy trì tuần hoàn những bệnh nhân bị tụt huyết áp kéo dài do sốc. Nếu thể kích thích hoành từ bên ngoài hoặc bằng cách tạo ho, ta thể duy trì tuần hoàn một thời gian dài không cần đến thần kinh trung ương của bệnh nhân.

DR. CRILEY trả lời

Đã một số nghiên cứu thử nghiệm dùng dây hoành quấn quanh tim kích thích để tạo lực bóp hỗ trợ tim từ bên trong.

DR. STUART BONDURANT, JR. (Albany):

Tôi xin phép góp ý. Đã ước tính về năng lượng tối đa thể tạo ra bằng cách huy động tất cả hấp hoành. thể tạo đủ năng lượng để duy trì tuần hoàn trong thời gian ngắn, nhưng bất lợi về học khối lượng , các này phải phì đại đáng kể mới đủ duy trì huyết áp động mạch lâu dài.

Tôi cho rằng đây một quan sát tuyệt vời. Tuy nhiên, bản chất nguyên thủy của cơn ho để tạo áp lực cực đại trong thời gian rất ngắn, còn để duy trì tuần hoàn, ta cần thay đổi thể tích, điều này đòi hỏi thời gian dài hơn. Tôi liệu cơn ho kéo dài hiệu quả hơn ho ngắn? Anh nhận thấy kiểu ho của từng người ảnh hưởng đến hiệu quả duy trì tuần hoàn không?

DR. CRILEY trả lời

Câu hỏi rất hay. Cả ba bệnh nhân trong nghiên cứu đều bệnh nhân hậu phẫu, như ai cũng biết – trong khoa phẫu thuật ngực – y thường yêu cầu bệnh nhân phải ho, họ đau đớn. Họ được huấn luyện ho đúng cách theo lệnh, nếu không sẽ bị đưa ống xuống họng để kích thích ho. vậy, họ trở thành những người ho rất hiệu quả. thể quyết thành công họ đã được huấn luyện như vậy.

Kỹ thuật này cũng đã được thử nghiệm ngoài phòng thông tim, chưa đo được áp lực, nên tôi không trình bày hôm nay. Tôi nghĩ kỹ thuật này thể duy trì được một thời gian, đủ để gọi điện thoại, gọi bác . hy vọng, bác sẽ không mang thuốc ho tới!

DR. FRANCIS WOOD (Philadelphia):

Trong lúc nghe bài trình bày thú vị này, tôi nghĩ đến một kỹ thuật khác cũng thể tạo áp lực trong lồng ngực cao hơn cả ho: đó hắt hơi. khi nào anh nghĩ đến việc kích thích hắt hơithể giúp người đang gần mất ý thức không thể ho?

DR. CRILEY trả lời

Nhận xét rất sắc sảo, Dr. Wood. Chúng tôi từng một bệnh nhân tâm thu kéo dài đã hắt hơi, tạo ra áp lực rất tốt, thậm chí hơn cả honhư anh nói. Nhưng liệu ta thể khiến người ta hắt hơi theo lệnh hay phải cho họ ngửi bột hắt hơi thì… cần nghiên cứu thêm!

DR. VERNON KNIGHT (Houston):

Tôi muốn hỏi: Liệu thể kết hợp ho với ép ngực nhẹ, không tới mức gãy xương, để tăng thêm áp lực?

DR. CRILEY trả lời

Ý tưởng hay, chúng tôi chưa thử, nhưng đáng cân nhắc.

Mối quan hệ giữa Ho và sự dịch chuyển máu trong cơ thể

Nghiên cứu “Blood Shift During Cough: Negligible or Significant?” được công bố trên tạp chí Frontiers in Physiology (tạp chí về Sinh lý học) năm 2018 được coi là một trong những nghiên cứu trực quan về mối quan hệ giữa ho và sự dịch chuyển máu trong cơ thể

Nghiên cứu nhằm xác định xem hành động ho mạnh thể tạo ra sự dịch chuyển máu đủ lớn để duy trì ý thức bệnh nhân trong tình trạng tim không đập (dụ: rung thất) hay không. Cụ thể, nghiên cứu kiểm tra vai trò của “bơm tuần hoàn bụng” – một chế áp lực bụng đẩy máu từ vùng tạng đến các ngoại vi.

Phương pháp nghiên cứu

  • Bảy người khỏe mạnh (tuổi trung bình 28,6 ± 2,5) tham gia nghiên cứu.
  • Sử dụng phương pháp đo thể tích thể kép (Double Body Plethysmography – DBP) để đo lường sự dịch chuyển máu từ ngực đến chi trong các điều kiện:
    • Thở bình thường.
    • Ho sau khi thở ra bình thường.
    • Ho dung tích phổi toàn phần (Total Lung Capacity – TLC).
    • Ho thể tích phổi trung gian.

Kết quả chính

  • Ho tạo ra sự dịch chuyển máu lớn hơn đáng kể so với thở bình thường (p < 0,05).
  • Trong pha nén của ho, khoảng 200 ml máu được đẩy ra.
  • Trong pha tống ra, lượng máu dịch chuyển tăng theo thể tích phổi hoạt động:
    • Gần 700 ml TLC.
    • Khoảng 400 ml thể tích phổi thấp hơn.

Kết luận

Ho mạnh sâu kích hoạt cả hai chế bơm tuần hoàn:

  • Bơm ngực: Áp lực trong ngực đẩy máu từ tĩnh mạch phổi vào tim trái.
  • Bơm bụng: Áp lực trong bụng đẩy máu từ vùng tạng (kho chứa máu) đến các khác.

Ho là một phản xạ bảo vệ quan trọng, giúp duy trì sự thông thoáng của đường thở. Nó cũng có những tác động huyết động quan trọng cần được xem xét, đặc biệt ở những bệnh nhân có chức năng tim không ổn định. Những phát hiện từ nghiên cứu này giúp hiểu hơn về tương tác tim-phổi trong quá trình ho, đặc biệt bệnh nhân chức năng tim không ổn định.

Quan điểm và khuyến cáo của các tổ chức y học trên thế giới

Kỹ thuật ho trong nghiên cứu được thực hiện trong phòng thông tim dưới sự giám sát và hướng dẫn của nhân viên y tế. Bản thân các nhà thực hiện nghiên cứu cũng đã kết luận rằng kỹ thuật này không được khuyến nghị cho cộng đồng nói chung.

Từ một nghiên cứu cách đây 49 năm, gần đây lại được chia sẻ trên mạng xã hội thành “Khi lên cơn đau tim ngay lập tức cố đứng thẳng lên và ho thật mạnh. Rặn ra mà ho nhé! Ho liên tục thì sẽ qua được cơn đột quỵ”

Thực tế thông tin sai lệch này đã lan truyền trên mạng hội trong nhiều năm về việc ho mạnh thể điều trị cơn đau tim. Và mỗi lần được chia sẻ rầm rộ thì các chuyên gia y tế nhanh chóng bác bỏ quan niệm sai lầm này cảnh báo rằng “hấp nhân tạo bằng cách ho” không hiệu quả.

Thuật ngữ này thực chất là sai lệch vì hô hấp nhân tạo (CPR) dành cho những người bị ngừng tim, tức là tim đã ngừng đập. CPR phương pháp cứu khi tim ngừng đập hoặc ngừng thở, giúp duy trì máu mang oxy đến não các quan. CPR bao gồm ép tim ngoài hấp nhân tạo để phục hồi tuần hoàn tạm thời. Trong trường hợp đó, việc ho sẽ không thể thực hiện được, cũng không được coi là hô hấp nhân tạo bởi ho đơn giản là không thể khởi động lại một trái tim đã ngừng đập.

Triệu chứng sớm của nhồi máu tim gồm đau ngực, hoặc đau lan ra cánh tay, lưng, hàm hoặc cổ, kèm chóng mặt hoặc buồn nôn. Một số bài viết tuyên bố rằng người bệnh chỉ khoảng 10 giây trước khi bất tỉnh nên phải ho mạnh liên tục, kết hợp hít sâu mỗi 2 giây một lần. Tuy nhiên các tổ chức y tế lớn như BHF, Hội Hồi sức Vương quốc Anh Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đều không khuyến cáo sử dụng “Ho CPR” cho cơn nhồi máu tim. Những do chính bao gồm:

  • Ho CPR” không hiệu quả ngoài bệnh viện, nơi bệnh nhân không được theo dõi liên tục.
  • Chỉ hữu ích trong một số loạn nhịp, không phải trong cơn nhồi máu tim thực sự.
  • Gây trì hoãn gọi cấp cứu, khiến tình trạng nặng thêm.
  • thể gây hiểu lầm an toàn giả tạo, khiến người bệnh không hành động đúng.

Cơn đau tim và ngừng tim là các tình trạng y tế khẩn cấp cần được điều trị ngay lập tức, mặc dù điều quan trọng là phải lưu ý rằng chúng là hai tình trạng khác nhau.

  • Cơn đau tim là vấn đề về tuần hoàn và xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn.
  • Ngừng tim là vấn đề về điện và xảy ra khi tim đột ngột ngừng đập. Cơn đau tim là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngừng tim. Người bị ngừng tim sẽ trở nên không phản ứng và ngừng thở hoặc thở hổn hển. Ngừng tim có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị trong vòng vài phút.

 Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) trong trường hợp loạn nhịp tim đột ngột, bác hoặc y thể hướng dẫn bệnh nhân ho mạnh để duy trì đủ lưu lượng máu đến não để duy trì ý thức trong vài giây cho đến khi loạn nhịp tim được điều trị. Nhưng kỹ thuật này không hiệu quả với tất cả bệnh nhân không nên trì hoãn việc điều trị dứt điểm. 

Trong 60 bài viết trên PubMed liên quan đến “Ho CPR”, chỉ 13 ca lâm sàng tả việc duy trì huyết áp ý thức trong loạn nhịp, thực hiện trong môi trường bệnh viện theo dõi điện tim (dụ: phòng thông tim). Một nghiên cứu bởi LoMauro Aliverti cho thấy ho mạnh thể tạo ra áp lực trong lồng ngực bụng, tạm thời đẩy máu đi – nhưng họ không khuyến cáo dùng Ho CPR ngoài bệnh viện.

Theo các chuyên gia của AHA ý tưởng cho rằng nếu bạn đang trải qua một cơn đau tim, bạn thể tự cứu mình bằng cách ho mạnh lặp đi lặp lại điều này hoàn toàn không đúng thể nguy hiểm.

Tại sao “Ho CPR” lại nguy hiểm?

  • Không bằng chứng khoa học cho thấy “ho CPR” hiệu quả trong các trường hợp cấp cứu xảy ra bên ngoài bệnh viện.
  • không được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị dưới bất kỳ hình thức nào cho người không chuyên môn hoặc không trong môi trường y tế kiểm soát.
  • Việc trì hoãn gọi cấp cứu để thử ho mạnh thể khiến người bệnh mất đi thời gian vàng để được điều trị.

Hội đồng hồi sức Anh cũng từng đưa ra tuyên bố lo ngại về ‘lời khuyên’ không chính xác như vậy, khuyến cáo rằng một người ở một mình và nghĩ rằng họ đang bị ‘đau tim’ nên ho liên tục và – trong khi vẫn ho – hãy tự đưa mình đến bệnh viện ngay lập tức, bằng ô tô nếu cần thiết. Hồi sức tim phổi (CPR) là phương pháp điều trị đúng cho tình trạng ngừng tim đột ngột, tức là khi tim đột nhiên ngừng đập. Phần lớn những người bị đau tim sẽ không bị ngừng tim và khi cố gắng ‘ho CPR’, họ có thể khiến tình trạng của mình trở nên tồi tệ hơn.
Các chuyên gia cho rằng ‘Lời khuyên’ không chính xác này có thể dựa (rất lỏng lẻo) vào một vài báo cáo trường hợp đã công bố về những người bị ngừng tim đột ngột có thể duy trì nhịp tim và tuần hoàn, bằng cách ho mạnh liên tục – cái gọi là ‘ho CPR’. Tuy nhiên, điều này đã được thực hiện tại bệnh viện, trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc điều trị tim, trong đó người bệnh được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và giám sát trong suốt quá trình. Ngừng tim thường gây mất ý thức trong vòng vài giây, không báo trước cho người bệnh. Ngay cả khi một người nghi ngờ rằng họ đang bị ngừng tim, thì khả năng ho có thể duy trì đủ lưu thông máu để làm bất cứ điều gì khác, chứ đừng nói đến việc lái xe an toàn là rất thấp. Lời khuyên đúng đắn cho bất kỳ ai nghĩ rằng họ có thể bị đau tim là gọi ngay xe cứu thương khẩn cấp và trong khi chờ xe cứu thương đến, hãy làm theo lời khuyên của người xử lý cuộc gọi xe cứu thương.

Như vậy rất nhiều hiệp hội tim mạch, cấp cứu trên thế giới đều khuyến cáo Ho CPR không phải là một phương pháp cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Vậy cần làm gì khi bị đau tim, đột quỵ

Nhận biết đau tim trong nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Đau ngực/đau vùng tim cũng triệu chứng phổ biến nhất trong cơn đau tim, thể đi kèm với các dấu hiệu khác như:

  • hoặc đau cánh tay, lưng, hàm hoặc cổ,
  • Kèm theo cảm giác chóng mặt hoặc buồn nôn.

Những triệu chứng này thể được nhận biết sớm nếu nghi ngờ nhồi máu tim

Dấu hiệu cơn đau có thể gặp trong cơn nhồi máu cơ tim

Biểu hiện của đột quỵ:

  • F (Face drooping – Mặt méo): Một bên mặt bị chảy xệ hoặc tê liệt. Khi yêu cầu người bệnh cười, nụ cười bị méo hoặc không đối xứng.
  • A (Arm weakness – Yếu tay): Một cánh tay bị yếu hoặc tê, không thể giơ lên hoặc giữ vững. Khi yêu cầu người bệnh giơ cả hai tay lên, một tay có thể bị rớt xuống.
  • S (Speech difficulty – Khó nói): Người bệnh có thể xuất hiện nói lắp, nói ngọng, hoặc khó hiểu. Người bệnh có thể không hiểu lời nói của người khác. Khi yêu cầu người bệnh lặp lại một câu đơn giản, họ có thể không làm được hoặc nói sai.
  • T (Time to call emergency – Thời gian gọi cấp cứu): Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong các biểu hiện trên, hãy gọi ngay số cấp cứu (115) để được hỗ trợ y tế khẩn cấp. Thời gian là yếu tố then chốt trong điều trị đột quỵ.

Ngoài các biểu hiện trên người bị đột quỵ có thể có các triệu chứng:

  • Tê hoặc yếu đột ngột: Thường ảnh hưởng đến một nửa cơ thể, bao gồm mặt, tay hoặc chân.
  • Rối loạn thị giác đột ngột: Mờ mắt, nhìn đôi, hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đau đầu dữ dội đột ngột: Cơn đau đầu “như sét đánh” mà không rõ nguyên nhân, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
  • Mất thăng bằng hoặc phối hợp: Chóng mặt, mất khả năng đi lại, hoặc phối hợp vận động kém.
  • Lú lẫn hoặc mất ý thức đột ngột: Khó hiểu, mất phương hướng, hoặc hôn mê.

Những nhóm người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim có thể kể đến:

  • Tăng huyết áp (>140/80 mmHg)
  • Đái tháo đường tuýp 2
  • Rối loạn mỡ máu (dyslipidemia)
  • Hút thuốc
  • Tuổi tác
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch…
  • Căng thẳng kéo dài
  • Thừa cân, béo phì…

Cách hành động đúng nhất khi lên cơn đau tim/nhồi máu cơ tim, đột quỵ là:

  • Liên hệ ngay với bệnh viện hoặc xe cấp cứu gần nhất và làm theo hướng dẫn
  • Nếu thể, nên đến bệnh viện lớn đầy đủ thiết bị can thiệp tái thông mạch máu (reperfusion)
  • Trấn an người bệnh: Lo lắng và hoảng sợ có thể làm tăng nhịp tim, khiến tình trạng tồi tệ hơn.
  • Đặt người bệnh vào tư thế thoải mái nhất:
    • Giúp người bệnh ngồi xuống hoặc nằm ngửa với đầu và vai được nâng cao (gối hoặc đệm).
    • Nới lỏng quần áo chật (cổ áo, thắt lưng) để dễ thở hơn.
    • Nếu người bệnh bất tỉnh hoặc có dấu hiệu nôn mửa, hãy nhẹ nhàng đặt họ nằm nghiêng sang một bên (tư thế hồi phục) để tránh sặc chất nôn vào phổi.
  • Không cho ăn uống bất cứ thứ gì tránh nguy cơ bị sặc
  • Ghi nhớ thời điểm bắt đầu triệu chứng: Thông tin này rất quan trọng cho nhân viên y tế.
  • Theo dõi sát sao tình trạng người bệnh cho đến khi xe cấp cứu đến
  • Nếu có kiến thức về hồi sức tim phổi có thể thực hiện khi thấy bệnh nhân bị ngừng tim và ngừng thở.

Dự phòng nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Với người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao nên

  • Tuân thủ điều trị đều đặn
  • Tái khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có bất thường
  • Tham gia các khóa đào tạo sức khỏe, cấp cứu của các tổ chức y tế được cấp phép
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn thực hiện một hành động tác động vào sức khỏe. Vì mỗi hành động nhỏ có thể làm thay đổi cục diện lớn về sức khỏe và mỗi người là một cá thể khác nhau không thể tùy tiện áp dụng cách của người khác cho chính mình khi chưa có sự hiểu biết đúng đắn.
  • Mọi kiến thức về sức khỏe nên lấy tiêu chuẩn của Bộ y tế để thực hiện.

Vai trò của cộng đồng rất quan trọng trong các tình huống cấp cứu. Bởi vậy thay vì học những mẹo vặt chưa được công nhận về hiệu quả, mỗi người chúng ta nên:

  • Học cách nhận biết các dấu hiệu của tình trạng cấp cứu khẩn cấp
  • Học các khóa học hồi sức cấp cứu dành cho cộng đồng của các tổ chức y tế được cấp phép
  • Ngay khi phát hiện các tình trạng cấp cứu thì liên hệ ngay với 115 được hướng dẫn xử trí đúng.

Mỗi người hãy luôn hành động theo hướng dẫn hồi sức cấp cứu chuẩn được nhân viên y tế chỉ dẫn.Đừng để một huyền thoại mạng hội cướp đi hội sống của bạn hoặc người thân.

BS Uông Mai lược dịch và tổng hợp

Tài liệu tham khảo:

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/instance/2441386/pdf/tacca00106-0182.pdf

https://www.heart.org/en/health-topics/cardiac-arrest/emergency-treatment-of-cardiac-arrest/cough-cpr

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/instance/2441386/pdf/tacca00106-0182.pdf

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2643168/

https://www.resus.org.uk/about-us/news-and-events/resuscitation-council-uks-statement-cough-cpr

https://www.heart.org/en/news/2025/01/22/why-cough-cpr-is-not-the-lifesaver-its-made-out-to-be

https://www.clinmedkaz.org/download/cough-cpr-as-the-treatment-for-cardiac-arrest-myth-or-fact-9110.pdf

https://www.frontiersin.org/journals/physiology/articles/10.3389/fphys.2018.00501/full

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *